Sau chuỗi ngày tăng giá, thị trường lúa gạo nội địa đã ghi nhận sự "đảo chiều" sụt giảm giá bán khi lệnh tạm dừng xuất khẩu được Thủ tướng quyết vào ngày 25-3.

Trao đổi với TBKTSG Online vào sáng ngày 26-3, bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Yến Ngọc - đơn vị chuyên cung ứng gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu - xác nhận thị trường gạo nội địa đã "đảo chiều" sụt giảm khoảng 200 đồng/kg khi lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo được công bố. Tag: máy thổi khí vèo tôm

Theo đó, bà Yến cho biết, tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang (chợ đầu mối lương thực lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long - PV) giá gạo thành phẩm của giống OM 4900 trước khi có lệnh tạm ngưng xuất khẩu được chào bán với giá 12.000 - 12.500 đồng/kg nay giảm xuống còn 11.800 - 12.300 đồng/kg (tùy chất lượng); gạo Đài Thơm 8 từ mức giá 11.200 - 11.500 đồng/kg giảm xuống còn 11.000 - 11.300 đồng/kg.

Bà Yến cho biết, sức mua của thị trường cũng giảm mạnh sau lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo. “Ai có nhu cầu, thì còn mua lai rai, trong khi đa số doanh nghiệp hiện đã ngừng mùa vào rồi”, bà nói. Tag: máy thổi khí bể ương tôm

Ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung Thạnh xác nhận, giá gạo có giảm nhẹ khoảng 100 đồng/kg, chứ chưa đáng kể. “Thị trường gạo vẫn đang trong giai đoạn chờ diễn biến tình hình thế nào”, ông nói và cho biết doanh nghiệp có thể không giao dịch nhiều vào lúc này.

Theo ông Quang, diễn biến của thị trường như vậy xét ở khía cạnh quản lý đã phản ánh yếu tố tích cực trong chính sách của nhà nước trước bối cảnh giá tăng. Tuy nhiên, ở góc nhìn của doanh nghiệp, chính sách quản lý nên tạo cơ chế để cho doanh nghiệp "thở". “Bởi, đây là lúc doanh nghiệp vừa thoát "chết" sau hai năm (2018 và 2019) ngành gạo rơi vào cảnh bết bát”, ông Quang diễn giải và nói rằng bây giờ nên là lúc để doanh nghiệp “sống”, chứ chưa kịp "thở" để “sống” mà đã bị kiềm hãm thì lại càng khó khăn. Tag: phần mềm nông nghiệp

Ông Quang cho biết, cái "chết" đầu tiên từ quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo, do không có sự báo trước nên doanh nghiệp không trở tay kịp, tất cả hàng hóa chở lên cảng đều rơi vào cảnh tắc nghẽn. “Thông báo 0 giờ ngày 24-3 có hiệu lực, trong khi sáng ngày 24-3 doanh nghiệp mới nhận được công văn của hải quan”, ông dẫn chứng.

Doanh nghiệp phải được thông báo trước để chủ động, giãn tiến độ đàm phán với khách hàng, trong khi ở đây khi quyết định được đưa vào thực hiện, doanh nghiệp không hề hay biết gì. “Nếu đàm phán với châu Phi hay Trung Quốc thì nói do tình huống đột xuất đối tác còn có thể chấp nhận, chứ với đối tác châu Âu, Úc thì không thể như thế được”, ông cho biết.

Từ các thông tin ghi nhận được qua kênh truyền thông, các báo cáo thống kê của ngành, ông Quang cho rằng lượng gạo xuất khẩu đã giao hàng 3 tháng đầu năm nay chỉ hơn 1 triệu tấn không phải là con số lớn. Bởi lẽ, cùng kỳ những năm trước có khi đã đạt con số đến 2 triệu tấn. “Còn các hợp đồng đã ký, nhưng chưa giao hàng, thì cũng không có gì tăng đột biến cả”, ông cho biết và phỏng đoán sẽ không vượt quá 1 triệu tấn, trong khi kế hoạch năm 2020 xuất đến 7 triệu tấn.

Ở góc nhìn của người có kinh nghiệm về kinh doanh và xuất khẩu gạo, ông Quang cho rằng việc thống kê số lượng các hợp đồng doanh nghiệp đã ký kết là điều không khó khăn đối với cơ quan chức năng, thông qua việc Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp trong 3 ngày làm việc phải gửi thống kê toàn bộ các hợp đồng đã ký kết với nước ngoài.

Dựa trên số lượng hợp đồng doanh nghiệp báo cáo, nếu nhận thấy số lượng xuất khẩu chưa cao đến mức là nguy cơ, thì Bộ Công Thương nên cho xuất và quản lý "quota" theo lượng hợp đồng doanh nghiệp đã báo cáo. Khi đó, doanh nghiệp gạo cũng không chịu thệt hại.

Trung Chánh (thesaigontimes)