Ngoài lượng gạo giữ lại đảm bảo cho mua dự trữ nhà nước và đề phòng mọi tình huống có thể xảy ra trong hai tháng 4 và 5-2020, Việt Nam vẫn còn dư 800.000 tấn gạo để xuất khẩu trong hai tháng này.

Ngày 6-4, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã gửi văn bản báo cáo về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, theo chỉ đạo của Thủ tướng vào ngày 31-3.

Theo đó, Bộ Công thương đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trong đó lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn. Tag: phầm mềm tính diện tích nhà kính

Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

Như vậy, đề xuất mới nhất này của Bộ trưởng Bộ Công thương cơ bản giống với báo cáo và đề xuất của đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh báo cáo với Thủ tướng ngày 28-3.

Theo Bộ NN&PTNT, lượng gạo hàng hóa vụ Đông Xuân có thể xuất khẩu là 3 triệu tấn, nếu tính cả lượng gạo chuyển từ năm 2019 qua sẽ đạt khoảng 3,2 triệu tấn, trong đó nhu cầu an ninh lương thực trong tháng 4 và tháng 5-2020 cần 300.000 tấn để thực hiện kế hoạch mua vào của Tổng cục dự trữ nhà nước trong năm 2020. Tag: ky thuat nuoi tom the

Ngoài ra, các bộ ngành thống nhất giữ lại thêm 400.000 tấn để dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và tháng 5.

Như vậy tổng lượng gạo giữ lại cho nhu cầu trong nước trong hai tháng 4 và 5 là 700.000 tấn. Trừ đi lượng gạo đã xuất khẩu thì lượng gạo còn lại để xuất khẩu trong hai tháng 4 và 5 là 800.000 tấn. Tag: nuôi tôm thẻ

Trần Vũ Nghi - Trần Mạnh (Báo Tuổi Trẻ)