Gãy xương là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay, gãy xương không chỉ gây ra tổn thương về xương không mà nó còn gây tổn thương rất nhiều đến thần kinh, phần mô cơ, dây chằng những vị trí bị tổn thương khi gãy thường để lại di chứng rất nặng cho bệnh nhân và có thể để lại dị tật suốt cuộc đời nếu bệnh nhân không được tập vật lý trị liệu sớm và đúng cách. Gãy xương tay mang di tật nặng nhất cho bệnh nhân đó là gãy xương chi trên mà có thể là tàn phế bàn tay tới suốt cuộc đời .
Xem thêm tập vật lý trị liệu sau gãy chân
Những vị trí bị gãy xương chi trên là:
  • Gãy xương bả vai.
  • Gãy xương cánh tay.
  • Gãy xương cẳng tay.
  • Gãy xương bàn tay.


Trong 4 loại gãy xương thì vị trí gãy nào cũng quan trọng và cần phục hồi tập vật lý trị liệu sớm để tay không bị dị tật và di chứng suốt đời.

1, Gãy xương bả vai: xương bả vai là một trong những phần xương quan trọng có chức năng liên kết toàn bộ hai chi trên với toàn bộ người.

Bệnh nhân khi bị gãy đã được cố định thì sau khi ổn định vết thương bắt buộc phải tập vật lý trị liệu sau gãy tay sớm để lấy lại tầm vận động của khớp vai.

Nếu bệnh nhân không được tập sớm thì sẽ bị cứng khớp, dính khớp, viêm khớp, co rút cơ, viêm cơ, viêm gân bệnh nhân càng điều trị trễ thì vết thương càng nặng và khi tập xẽ gây đau, phục hồi tốn rất nhiều thời gian mà khả năng trở lại lúc ban đầu là rất khó.

2, Xương cánh tay: xương cánh tay là một xương lớn của chi trên nó chức năng vô cùng quan trọng cho vận động toàn bộ của tay khi xương bị gãy đã được cố định thì sau khi bệnh nhân về nhà cần tập vật lý trị liệu sớm vì xương cánh tay khi gãy nếu được phục hồi sớm thì khả năng bình phục rất là nhanh, xương cánh tay còn phục hồi nhanh hơn cả xương vai.

Tập vật lý phần cơ bị co cứng của xương cánh tay cho máu lưu thông, gia tăng tuần hoàn máu, cung cấp canxi, muối khoáng cho xương nhanh lành hạn chế bị co rút gân và cứng khớp.

3, Gãy xương cẳng tay: cẳng tay được tạo từ hai xương đó là xương quay và xương trụ, xương cẳng tay có rất nhiều chức năng như ,sấp, ngửa, gập, duỗi, mỗi chức năng đều có một tầm quan trọng của cẳng tay chính vì vậy khi bị gãy một hai xương thì cánh tay vận động rất là khó và có thể mất cả chức năng vận động nếu bệnh nhân không được tập vật lý trị liệu đúng cách.

Bệnh nhân sau khi được bắt nẹp cố định hoặc sau khi tháo bột thì bắt buộc cần phải can thiệp bằng vật lý trị liệu nếu không tập vật lý trị liệu sớm bệnh nhân rất rễ bị cứng khớp,dính khớp, dính gân nặng hơn có thể rút gân dễ làm cho tay bên gãy ngắn hơn tay bên lành.

Trong gãy xương cẳng tay trường hợp bệnh nhân bị gãy mỏm khuỷu thì cần phải lấy lại chức năng gập duỗi tối đa cho bệnh nhân càng sớm càng tốt không nên để lâu bệnh nhân dễ cứng khớp không gập được hết mức tối đa.

4, Gãy xương bàn tay: bàn tay của con người chúng ta có chức năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày nếu bị tổn thương một ngón, hai ngón hoặc cả bàn tay thì mọi chức năng vận động trong cuộc sống hàng ngày sẽ không làm được.
Tham khảo thêm bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến tại đây: https://vatlytrilieu24h.com/bai-tap-...nua-nguoi.html