Hướng dẫn này hi vọng sẽ giúp bạn xác định khi nào nên đến bác sĩ thú y, những dụng cụ sơ cứu thú cưng nào nên có ở trong nhà và cách để xử lý vết thương nhỏ.

Khi nào nên đưa thú cưng đến bác sĩ thú y ?
  • Bất kỳ thương tích nào xâm nhập hoàn toàn vào dưới da (ví dụ như vết cắn hoặc vết rách sâu, vết rộng hơn 3cm).
  • Tổn thương liên quan đến phần lớn của cơ thể (hoặc một khu vực đặc biệt nhạy cảm).
  • Vết thương có thể nhìn thấy mủ hoặc da xung quanh vết thương phồng đỏ và sưng húp.

Ok. Đừng quên là ngay cả những vết thương nhỏ cũng cần được xử lý kịp thời, trước khi nhiễm trùng có cơ hội xâm nhập. Nếu chờ đợi quá lâu, nhiễm trùng có thể lan rộng và bác sĩ thú y của bạn có thể sẽ cần kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Nhưng nếu bạn có chút nghi ngờ về mức độ nghiêm trọng của chấn thương, hãy xử lý an toàn và đến bác sĩ thú y. Và chỉ cố gắng tự chăm sóc vết thương tại nhà nếu bạn tự tin rằng thú cưng sẽ ngoan ngoãn nghe lời chứ không phản ứng lại.

Tìm một người thân giúp giữ thú cưng, sử dụng rọ mõm và luôn an ủi thú cưng nếu cần thiết.

Phụ kiện cần thiết cho việc chăm sóc vết thương cho chó.
  • Tông đơ hoặc Kéo cắt (kéo hoặc dao cạo dùng một lần đều ổn nếu khéo tay).
  • Gel bôi trơn gốc nước (không phải kiểu thuốc mỡ Vaseline nhé, để hình dung cho dễ thì đây chính là 'gel bôi trơn dành cho người lớn', mời bạn search google nếu chưa hiểu lắm).
  • Nước ấm.
  • Khăn sạch / Khăn giấy ướt (hoặc miếng vải).
  • Thuốc mỡ kháng sinh / Thuốc mỡ kháng khuẩn.
  • Dung dịch sát trùng ( bạn có thể search '2% chlorhexidine' hoặc 'PVP-I').
  • Vòng chống liếm.
  • Băng / Gạc y tế.
  • Tất cả đều có thể mua tại hiệu thuốc ở bất cứ nơi đâu.

Ngăn chảy máu từ vết thương.

Ngăn chảy máu: Bằng cách áp một chiếc khăn thật sạch vào vết thương và giữ chắc. Việc chảy máu phụ thuộc vào vị trí vết thương. Các vết thương ở tai và mũi có xu hướng chảy máu nhiều hơn trong khi chân và thân có thể không chảy máu nhiều hoặc chỉ một chốc lát.

Các bước làm sạch và điều trị khỏi vết thương cho thú cưng.

1) Tư thế sơ cứu thuận tiện cho bạn nhất.

Nếu con chó nhỏ, đặt bé trên bàn hoặc bệ bếp trước mặt bạn. Đối với những con chó lớn hơn, nên ngồi xuống đất với bé.

Nhờ một người thứ hai nhẹ nhàng giữ, vuốt ve thú cưng và giúp đeo rọ mõm cho bé, nếu cần thiết.

2. Cạo lông tránh nhiễm trùng vết thương.

Cạo lông xung quanh khu vực bị thương. Bỏ qua tới bước 3 ngay nếu vết thương không được bao phủ bởi tóc.

Bôi dung dịch gel bôi trơn lên vết thương và khu vực xung quanh vết thương. Hành động này giúp giảm nhiễm trùng, ô nhiễm và sau đó có thể giúp loại bỏ lông cạo ra khỏi vết thương dễ dàng hơn.

Dung dịch gel bôi trơn này vô cùng lành tính và an toàn, vì vậy việc bôi dung dịch này lên vết thương không gây phản ứng phụ hoặc nguy hiểm.

Sử dụng tông đơ cạo lông xung quanh khu vực vết thương, cố gắng tránh lông bắn vào khu vực vết thương. Kéo hoặc dao cạo dùng một lần ( hình như còn được gọi là banh xơ lam) có thể được sử dụng nếu bạn cực kỳ cẩn thận và khéo tay - để tránh cắt phải da.

Dùng khăn sạch hoặc khăn giấy ướt sạch chuẩn bị từ trước để nhẹ nhàng lau phớt gel trơn và tóc bám nếu có, sau khi đã xử lý lông quanh khu vực vết thương xong.

Khi lau không chọn khăn bẩn hoặc giấy vệ sinh khô vì gây mất vệ sinh tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.

3) Rửa và lau khô khu vực vừa được cạo lông.

Rửa xung quanh khu vực vừa xử lý lông bằng nước ấm cho đến khi hết các mảnh vụn bẩn (như lông, chất bẩn) có thể nhìn thấy, sau đó thấm lại bằng khăn khô, hoặc khăn giấy ướt.

4) Kháng khuẩn xung quanh vết thương.

Dùng khăn giấy ướt thấm nhẹ dung dịch sát trùng lên quanh khu vực vết thương - toàn bộ khu vực vừa được xử lý sạch lông ( không để rơi rớt, không bôi dung dịch sát trùng này trực tiếp lên vết thương vì có gây kích ứng). Clorhexidine rẻ tiền, cực kỳ hiệu quả và sẵn có. Dung dịch Clorhexidine 2% hạn chế kích ứng mô, nhưng dung dịch 4% cũng vẫn được các bác sĩ thú y sử dụng. Dung dịch Povidone-iodine 10% như betadine hay PVP-I Nam Phát là một lựa chọn tốt khác.

5) Sát khuẩn cho vết thương.

Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn trực tiếp vào vết thương. Khi mua bạn có thể hỏi dược sĩ, thuốc mỡ kháng sinh có chứa bacitracin (kháng sinh), neomycin và polymyxin B được phổ biến rộng rãi.

TRÁNH bất kỳ sản phẩm nào có chứa thành phần chống viêm Corticosteroid như Hydro Cortisone vì gây tác dụng phụ khi thú cưng liếm phải.

6) Ngăn chó liếm thuốc nơi vết thương.

Ngăn chó của bạn liếm hoặc lau thuốc mỡ vừa bôi trong ít nhất 10 phút - lâu hơn thì sẽ tốt hơn. Nếu không có vòng chống liếm hoặc vòng này tỏ ra kém hiệu quả, bạn cũng có thể quấn lên vết thương một dải băng nhẹ để tránh liếm, nhưng nó sẽ cần được theo dõi và thay đổi thường xuyên.

Nếu bạn quấn băng lên vết thương, chỉ được quấn vừa phải, có thể lỏng cũng được nhưng không buộc chặt.

7) Duy trì xử lý vết thương trong những ngày tiếp theo.

Sơ cứu thú cưng bị thương

Làm sạch khu vực quanh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hai hoặc ba lần một ngày, và bôi thuốc mỡ kháng sinh lên miệng vết thương cho đến khi da lành lại.

Vết thương sẽ khô lại, miệng vết thương dày lên và lên da non màu hồng phớt hoặc sẫm nhạt.

8) Cuối cùng: Đi kiểm tra ở bác sĩ thú y.

Tùy mức độ nặng nhẹ, vết thương có thể sẽ lành lại hoàn toàn trong vòng từ 3 tới 4 ngày. Nếu trong số ít trường hợp, vết thương không có dấu hiệu lành hoặc có vẻ bị nhiễm trùng như trường hợp ở phần 1 - phần đầu bài viết, hãy tham khảo bác sĩ thú y.

Có một vài trường hợp cún ngứa hoặc lo lắng có thể liếm hoặc cắn vào vị trí vết thương dẫn đến gây nhiễm trùng nếu không được để ý. Nhiều người quan niệm sai lầm rằng nước bọt của chó bằng cách nào đó có khả năng sát trùng. Điều này sai sự thật.

Trong vòng 1 tuần - 7 ngày, nếu vết thương có vẻ chưa lành thì cần đưa bé đến trung tâm thú y.

Trong hầu hết trường hợp, một vết thương nhỏ hoàn toàn có thể được xử lý chỉ trong vài phút khi bạn làm theo hướng dẫn tự thực hiện này, để đảm bảo an toàn cho thú cưng thì băng bó và sơ cứu chính là một trong những điều tối thiểu và đơn giản nhất chúng ta tự làm được.

Tags: chó alaska, chó husky wooly, chó Poodle