Không ít trường hợp sau khi nâng mũi đã hứng chịu hậu quả khôn lường từ việc thẩm mỹ. Để tránh nguy hiểm cho bản thân, bạn cần biết các biến chứng sau nâng mũi và cách phòng tránh an toàn.

>>> Xem thêm: nâng mũi sưng bao lâu

>>> Xem thêm: giá nâng mũi cấu trúc

>>> Xem thêm: bác sĩ nâng mũi giỏi

Nâng mũi là gì?
Thẩm mỹ mũi là phương thức làm đẹp không còn xa lạ với bất kỳ ai. Đây có thể được xem là biện pháp nâng cấp vẻ đẹp trên gương mặt đạt đến vẻ tự nhiên và quyến rũ.

Bác sĩ sẽ tác động đến vùng mũi, can thiệp và điều chỉnh mọi khuyết điểm để có chiếc mũi cân đối với gương mặt, Trước đó, các tỉ lệ sẽ được xem xét và tính toán từ trước để đạt đến sự cân đối nhất định theo tỉ lệ mực thước.

Nâng mũi hiện đại không chỉ dừng lại ở việc chỉnh cho mũi cao lên mà còn làm sao để mũi không còn khuyết điểm (mũi gồ, mũi lệch vẹo, đầu mũi thô, mũi ngắn, lỗ mũi hở).

Để nâng mũi đạt hiệu quả 2 loại sụn sẽ được sử dụng: Sụn tự thân và sụn nhân tạo. Trong đó, sụn tự thân được lấy từ vách ngăn mũi, sụn vành tai và sụn sườn. Còn sụn nhân tạo được thiết kế theo kích thước riêng, đảm bảo nâng cao mũi với độ cao phù hợp mà không đánh mất vẻ tự nhiên vốn có của chiếc mũi.

Các biến chứng sau nâng mũi
Dưới đây là một số các biến chứng thường gặp sau khi nâng mũi nếu không đảm bảo an toàn cho cơ thể, thực hiện sai kỹ thuật hoặc lạm dụng thẩm mỹ quá đà.

+ Mũi bóng đỏ lộ sóng

Đây là một trong những biểu hiện phổ biến nhất, thường thấy sau khi nâng mũi 1-2 năm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do nâng mũi sử dụng sụn cứng, nâng mũi quá cao hoặc vùng da đầu mũi quá mỏng, không thể đỡ được sóng sụn. Từ đó, sau một thời gian nâng mũi, sụn nhân tạo làm cho da mũi dần trở nên mỏng đi và bóng đỏ, lộ sóng mũi đã nâng.

+ Mũi tụt sóng

Nếu như sóng sụn không được cố định thì sau khi nâng mũi một thời gian sụn sẽ tụt. Khi sóng mũi bị tụt thường kéo theo tình trạng làm thủng da đầu mũi rất nguy hiểm. Khi thấy mũi có biểu biện bóng đỏ, sóng tụt thấp hơn so với vị trí ban đầu, tốt nhất nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được cải thiện nhanh chóng.

+ Mũi lệch vẹo

Sau kh nâng mũi, nếu như mũi bị lệch vẹo thì chắc chắn sóng sụn đã bị đặt sai vị trí, hoặc trong quá trình dưỡng thương bạn không cẩn thận làm cho mũi bị lệch khỏi vị trí cân bằng. Về góc độ kỹ thuật, mũi lệch có thể nắn chỉnh được dễ dàng nếu như chỉ vừa mắc phải sau khi nâng mũi.

Tuy nhiên, nếu sau vài năm mũi mới có biểu hiện lệch vẹo thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra. Trong một số trường hợp, khi nâng mũi bác sĩ đặt trực tiếp sụn lên sống mũi, những người có mũi gồ hoặc xương mũi to thì một thời gian sau sẽ khiến mũi bị lệch vẹo.

Nguyên nhân thứ 3 khiến mũi lệch vẹo có thể do vách ngăn mũi bị can thiệp hoặc mất đi chức năng chống đỡ.

+ Mũi hoại tử

Đây là biến chứng nặng nhất sau khi nâng mũi. Mũi bị hoại tử do nâng mũi nhiễm trùng, sai quy trình hoặc không bảo vệ khi vết thương bị hở.

Trường hợp hoại tử là biểu hiện sau cùng của sưng viêm, bưng mủ và đau nhức. Nếu hoại tử nặng có thể phải nạo bỏ phần mô mũi, tổn thương gây ra là vô cùng nặng. Trong một số trường hợp nếu tiêm chất làm đầy kém an toàn vào mũi có thể gây nhiễm trùng và hoại tử nặng mũi.

Phòng tránh các biến chứng sau nâng mũi bằng cách nào
Tất cả các trường hợp mũi biến chứng muốn điều trị đều phải trải qua tái phẫu thuật mũi để cải thiện,. Bắt buộc phải lấy sụn đã đặt trong mũi ra ngoài và giải phóng sẹo xấu của mũi.

Tái phẫu thuật mũi cần lưu ý các vấn đề:

+ Loại bỏ sụn nhân tạo ra khỏi mũi

+ Điều chỉnh lại trụ mũi và vách ngăn mũi

+ Giải phóng sẹo xấu

+ Đảm bảo các vấn đề nhiễm trùng, phòng chống nhiễm khuẩn

Để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra sau khi nâng mũi, bạn cần lưu ý tìm đến bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ mũi, lắng nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ và chọn phương pháp làm đẹp phù hợp với cơ thể.

Nên cẩn trọng khi đưa các vật liệu lạ vào trong mũi, chất làm đầy phải rõ nguồn gốc, xuất xứ và không lạm dụng để tránh đáng tiếc xảy ra.