Năm 2018, một bé gái 8 tuổi ở Trung Quốc thiệt mạng do ngã từ trên cao. Cha nạn nhân cho rằng con gái mình bắt chước trên phim và đâm đơn kiện nhà sản xuất, đòi bồi thường.

Tòa án ở Đô Giang Yển - thành phố cấp huyện thuộc Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) - giữ nguyên phán quyết loạt phim hoạt hình nổi tiếng Boonie Bears phải chịu trách nhiệm một phần cho cái chết của trẻ nhỏ 8 tuổi xảy ra vào năm 2018.

Tháng 7/2018, cô bé Xiaoting rơi rừ tầng 6 xuống đất, sau khi trèo qua cửa sổ phòng tắm bằng dây thừng. Chấn thương nặng khiến em qua đời vài ngày sau đó.

Nguyên nhân cái chết của bé gái Xiaoting (8 tuổi) được cho là bắt chước một hành động mạo hiểm trong phim hoạt hình dành cho trẻ em "Boonie Bears".Tag: mẫu phòng karaoke

Cha nạn nhân cho biết con gái xấu số đã bắt chước theo cảnh leo núi mà cô bé từng xem trong Bonnie Bears. Gia đình Xiaoting sau đó đâm đơn kiện đơn vị sản xuất bộ phim hoạt hình, đòi số tiền bồi thường 600.000 NDT.

Đến tháng 5/2019, tòa án Đô Giang Yển ra phán quyết người cha phải chịu phần lớn trách nhiệm về sự ra đi của Xiaoting vì đã để con gái lại cho người vợ bị thiểu năng trông coi trước khi tai nạn xảy ra.

Còn phim hoạt hình Boonie Bears, dù đã hiển thị trên màn hình cảnh báo người xem không bắt chước theo nhân vật, vẫn bị đánh giá là không đủ sức thuyết phục độ nguy hiểm. Vì vậy, chương trình này bị quy 10% trách nhiệm trong vụ việc.

Ê kíp sản xuất Boonie Bears kháng cáo quyết định này, nhưng tòa án vẫn giữ nguyên phán quyết ban đầu sau phiên xét xử hôm 8/1.

Boonie Bears cuối cùng đã dàn xếp với cha mẹ Xiaoting với một khoản tiền không được tiết lộ.

Trong thập niên qua, ở Trung Quốc xảy ra nhiều vụ cha mẹ kiện các nhà làm phim hoạt hình vì cho rằng con cái họ bắt chước nội dung xấu trong phim.Tag: trang tri phong karaoke

Trong 10 năm qua, một số phim hoạt hình Trung Quốc đã bị xóa, sửa chữa nội dung hoặc đơn vị sản xuất sắp xếp bồi thường sau những lần tranh tụng pháp lý với các bậc cha mẹ.

Năm 2013, nhà sản xuất phim hoạt hình Pleasant Goat and Big Big Wolf trả 40.000 NDT tiền bồi thường sau khi một trẻ 10 tuổi trói 2 em nhỏ tuổi hơn vào cây và châm lửa đốt. Hành động này bắt chước theo phân đoạn chó sói cố ăn thịt những con dê xuất hiện trong phim.

Tương tự, dù được giới phê bình đánh giá cao, phim hoạt hình Rainbow Cat & Blue Rabbit: Legend of the Seven Swords với cảnh động vật biểu diễn võ kung fu bị cấm phát sóng vào năm 2007. Lý do là một blogger và một số phụ huynh phàn nàn rằng nó quá bạo lực.

Hiện tại, phim hoạt hình Trung Quốc không còn dám chiếu cảnh các nhân vật sử dụng ô để bay xuống từ trên cao sau nhiều vụ trẻ em học theo.

Vụ việc cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về mức độ trách nhiệm của cha mẹ khi giám sát con trẻ theo dõi các chương trình truyền hình.

Người quan tâm đến phim hoạt hình Trung Quốc cho rằng các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để giải thích cho con trẻ về nội dung trên TV, thay vì đổ lỗi cho các nhà sản xuất.

“Phim hoạt hình ngày nay quá dễ bị đổ lỗi trước tòa, trong khi vấn đề thực sự là nuôi dạy con cái kém”, Anime Empress, một blogger làm việc trong ngành sản xuất hoạt hình, cho hay.

“Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn đặt điện thoại xuống và dành thời gian cho con cái, dạy chúng đúng sai”, người này viết.

Phán quyết gần đây cũng làm dấy lên lo ngại về tương lai của ngành công nghiệp hoạt hình nội địa "mỏng manh" ở Trung Quốc, vốn đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ nước ngoài.

Zhang Hanshu, người sáng lập D-Entertainment, trang web tin tức về ngành hoạt hình của Trung Quốc, cho rằng phán quyết của tòa án sẽ khiến người sáng tạo phải thận trọng hơn và gia tăng rủi ro khi các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm cho điều họ không làm.

“Phim hoạt hình hấp dẫn vì chúng sáng tạo. Quá nhiều cảnh báo hoặc bám sát 100% thực tế sẽ làm mất đi sức hấp dẫn của chúng. Thay vào đó, các bậc cha mẹ nên giải thích cho con cái họ hiểu sự khác biệt giữa phim và đời thực”, Zhang nói.Tag: karaoke vip

Theo Zing