Bài viết được biên soạn và tổng hợp bởi nhóm Tri thức cộng đồng - Dịch vụ nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, làm khóa luận thuê , viết thuê assignment tại Hà Nội. Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép, chia sẻ nội dung.
Trở về từ Philippines, nữ nhà báo Amy Chaves đã ấn tượng với trình độ tiếng Anh của dân chúng nơi đây và cho rằng các nước châu Á khác có thể học hỏi cách quốc gia này đã làm như thế nào:
Tôi vừa trở về từ Philippines nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng địa phương. Điều này không có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể hiểu và nói tiếng Anh, tuy nhiên những ai có thể nói thì họ giao tiếp một cách lưu loát. Tôi bị ấn tượng bởi một điều rằng có rất nhiều người Philippines chưa từng bước chân ra ngoài biên giới nhưng vẫn rất thành thạo tiếng Anh.
Theo bảng xếp hạng của Viện khảo thí Giáo dục Mỹ (Educational Test Service - ETS) dựa trên kết quả thi TOEFL năm 2010, Philippines xếp thứ 35 trên 163 quốc gia. Trong khu vực châu Á, chỉ Singapore và Ấn Độ là có kết quả cao hơn (lần lượt thứ 3 và thứ 19 trong danh sách). Còn các nước châu Á khác đều kém xa, ví dụ Việt Nam xếp hạng 73 trên 163, Thái Lan xếp hạng 75, Trung Quốc đứng thứ 105, Nhật Bản 135.

Sự tương phản giữa Nhật Bản và Philippines cho thấy khả năng nắm bắt môn tiếng Anh có thể không liên quan đến việc giáo dục ở trường từ sớm.
Vậy, đâu là nguyên nhân giúp Philippines lại giỏi tiếng Anh như vậy?


Tất cả các tấm biển báo giao thông ở Philippines đều bằng tiếng Anh.
Thứ nhất, Người Mỹ đã gieo hạt mầm đầu tiên, còn người Philippines đã thành công trong việc tập trung nguồn lực để duy trì thứ ngôn ngữ này sau khi Mỹ rời đi.
Thứ hai, khác với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, Philippines coi tiếng Anh là một phương tiện để giao tiếp chứ không phải là một môn học. Bất chấp sự nở rộ của các trung tâm Anh ngữ cả cho người lớn lẫn trẻ em, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc vẫn nằm ở nhóm thấp nhất trong bảng xếp hạng thành thạo Anh ngữ.
Tại Philippines, sự thành công bắt nguồn từ cách tiếp cận của người dân với việc học, không chỉ riêng phương pháp dạy. Tiếng Anh không chỉ được dạy ở trường, mà phần đông dân chúng nhìn thấy được sự cần thiết phải biết tiếng Anh bên ngoài lớp học.
Những tấm biển báo bằng tiếng Anh có mặt khắp nơi ở Philippines, không chỉ nhằm phục vụ khách du lịch. Một ngôi nhà khác ở vùng nông thôn treo biển "house for sale" (bán nhà) và ai cũng hiểu. Bảng tên công ty, biển báo, biển quảng cáo đều viết bằng tiếng Anh. Ai cũng có cơ hội được học tiếng Anh thông qua trải nghiệm cuộc sống hàng ngày.

Các trường đại học trong khu vực châu Á có thể noi gương Philippines về cách họ đã thu hút sinh viên quốc tế như thế nào. Theo đó, tất cả trường đại học hàng đầu đều dạy bằng tiếng Anh. Nhờ đó, Philippines thu hút một lượng lớn sinh viên từ Iran, Libya, Brazil, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Sinh viên đến đây vừa được học bằng tiếng Anh mà chi phí lại rẻ hơn nhiều so với việc đi du học ở Anh, Mỹ hay Australia.
Nói chung, việc học một ngôn ngữ thứ hai đòi hỏi nhiều quyết tâm. Xem tiếng Anh như một môn học ở trường là chưa đủ. Các quốc gia châu Á muốn cải thiện trình độ tiếng Anh nên cân nhắc xem tiếng Anh là một ngôn ngữ của giới công sở, là phương tiện giao tiếp thay vì chỉ dạy ở trường