Gói 30 nghìn tỷ đã mang đến những tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản, mục đích chính phủ giải ngân gói hỗ trợ trên vừa kích cầu bất động sản, vừa hỗ trợ những hộ gia đình có mức thu nhập thấp có điều kiện để mua nhà sinh sống như ở dự án chung cư Vp7 Linh Đàm, thế nhưng bên cạnh đó có những mặt trái, nhiều dự án cao cấp không đủ điều kiện vay vốn mua nhà cũng dựa trên hơi vay vốn để PR quảng cáo và bán nhà rồi bên chủ đầu tư và ngân hàng đổ lỗi cho nhau là cho người mua nhà vay vốn bằng gói thu nhập thấp.

Nhận nhà nhưng không cho vào ở

Anh Nguyễn Tuấn, khách hàng mua căn hộ tại dự án CT12 Văn Phú (Hà Đông) Dự án dụ khách hàng bằng gói 30.000 tỷ đồng, do Cty Xây dựng Hạ Đình làm chủ đầu tư đứng ngồi không yên khi đã nhận nhà, nhưng chủ đầu tư tìm đủ mọi cách cản trở vào ở.

Anh Tuấn cho biết: “Khi lắp thiết bị vệ sinh, tôi phát hiện ra đường nước trong khu bếp có hiện tượng rò rỉ nước và ngấm ra tường. Tôi làm đơn kiến nghị sửa, nhưng bộ phận hành chính không trả lời và yêu cầu phải tập hợp nhiều đơn mới giải quyết. Vì nhu cầu muốn về ở, tôi tự bỏ chi phí sửa chữa. Tuy nhiên, sau khi sửa chữa xong, chủ đầu tư vẫn không cho vào ở và không đưa ra lý do gì. Chúng tôi có cảm giác như bị lừa khi mua nhà tại dự án”.

Ông Nguyễn Mạnh Hà- Cục trưởng Cục Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, khách hàng có thể khởi kiện hành vi trục lợi gói 30.000 tỷ đồng của chủ đầu tư.

Ngoài ra, theo nhiều phản ánh của khách hàng mua nhà tại dự án CT12 Văn Phú, tất cả các căn hộ tại toà nhà chỉ có một ống thoát mùi. Ống thoát này được thiết kế chờ ở phía trên vị trí bếp được chủ đầu tư nối sang quạt hút mùi nhà vệ sinh. Chủ đầu tư ra quy định: Khách hàng muốn đấu hút mùi bếp vào ống thoát mùi này phải nộp phí 1,5 triệu đồng, nếu cố tình đấu nối không nộp phí sẽ bị phạt 2 triệu đồng.

“Tôi nhận nhà như bị đánh úp. Chủ đầu tư lắp hệ thống thẻ từ thang máy và thông báo chỉ cung cấp cho mỗi hộ gia đình một chiếc, không cần biết hộ đó có bao nhiêu nhân khẩu. Nếu các hộ muốn có thêm thẻ phải mua với giá 250.000 đồng/thẻ”, chị Trần Hiền, khách hàng dự án CT12 Văn Phú nói.

Trao đổi với Tiền Phong liên quan đến phản ánh của khách hàng, ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch HĐQT Cty Xây dựng Hạ Đình nói: “Các chị muốn viết gì thì viết”.

Chủ đầu tư và ngân hàng đổ lỗi cho nhau

Như báo Tiền Phong phản ánh, chủ đầu tư dự án căn hộ cao cấp Park View Residence (Khu đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) đang có dấu hiệu “trục lợi” gói 30.000 tỷ đồng, đại diện chủ đầu tư cho rằng: “Ngân hàng thẩm định hồ sơ, còn chúng tôi chỉ biết bán hàng”.

Đại diện chủ đầu tư dự án cũng thừa nhận, vì dự án xa trung tâm nên chủ đầu tư tìm đủ mọi cách thu hút khách hàng. “Chúng tôi có các gói khác nhau để khách hàng lựa chọn, trong đó tách phần nội thất để giá trị căn hộ đủ điều kiện vay gói 30.000 tỷ đồng. Trong quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng không nói rõ căn hộ được vay phải hoàn thiện hay xây thô”, đại diện chủ đầu tư nói.

Trong khi đó, trao đổi với Tiền Phong, ông Hoàng Hà-Trưởng Phòng Kế hoạch cá nhân (BIDV chi nhánh Ba Đình) cho biết: “Chúng tôi dựa vào hợp đồng mua bán với khách hàng và không biết hợp đồng tách gói nội thất của chủ đầu tư”.

Trước câu hỏi liệu ngân hàng có biết đây là dự án chung cư cao cấp không? Ông Hà cho rằng: “Tôi không bình luận về cao cấp hay giá rẻ. Chúng tôi chỉ cần biết hợp đồng và cá nhân đủ điều kiện cho vay”.

Sự việc trên cũng cho các khách hàng hiểu hơn về gói 30 nghìn tỷ. Tìm hiểu kĩ dự án được vay hay không vay trước khi chọn mua, tránh những trường hợp đáng tiếc như vậy xảy ra, các dự án có giá dưới 1 tỷ 050 như dự án HH2 Linh Đàm đều có thể vay vốn, nhưng dự án có giá cao hơn thì hoàn toàn không đủ điều kiện.