ICTnews – Jonathan “Jony” Ive chính là người đứng sau các sản phẩm biểu trưng như iPhone, iPad. Tuy nhiên, không phải cũng biết về cuộc sống và đời tư của Ive.

>>> Thay màn hình ipad 3 lấy ngay giá sốc.

Jonathan Ive hiện giữ chức vụ Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Thiết kế của Apple. Trong cuốn sách mới có tên “Jony Ive, thiên tài phía sau những sản phẩm vĩ đại nhất của Apple” của tác giả Leander Kahney, một số sự thật thú vị về Ive được tiết lộ.

1. Jony Ive bị mắc chứng khó đọc

Dù bị mắc chứng khó đọc (dyslexia), học lực của Ive vẫn thuộc hạng A, đủ để đưa ông đến hai trường đại học danh tiếng Oxford và Cambridge. Tuy nhiên, Ive lại lựa chọn theo học tại Newcastle Polytechnic, một trong những trường tốt nhất thế giới để học về thiết kế kiểu dáng công nghiệp. Sau này, Ive hợp tác với một trong những người mắc chứng khó đọc nổi tiếng khác: Steve Jobs.

Chứng khó đọc khá phổ biến trong giới sáng tạo và làm nghệ thuật như danh họa Leonardo Da Vinci, nhà phát minh Thomas Edison, đạo diễn Steven Spielberg. Thực tế, nó liên quan khá lớn tới năng lực sáng tạo cao, thường được gọi là “món quà của chứng khó đọc” và “tai ương của thiên tài”.

2. Ive có niềm đam mê vô bờ bến với xe hơi

Ông lái chiếc xe hơi đầu tiên – chiếc Fiat 500 màu cam – đến trường vào đầu những năm 1980. Thời điểm đó, Ive sở hữu mái tóc “gothic” nhọn hoắt. Kể từ đó, Ive phục hồi chiếc Austin-Healy “Frogeye” Sprite cùng cha của mình, rồi mua thêm xe Aston Martins, Bentleys và Land Rovers.

3. Gặp tai nạn nghiêm trọng đúng thời điểm Apple “cất cánh”

Ive bị lật xe khi đang lái chiếc Aston Martin DB9 – “siêu xe” trị giá 250.000 USD của điệp viên James Bond bên ngoài San Francisco (Mỹ). Theo đồng nghiệp, may mắn ông đã sống sót.

Tai nạn của Ive khiến Apple đứng ngồi không yên và lo lắng điều tồi tệ nào có thể xảy ra nếu mất ông. Sau đó, Ive được tăng lương và nhận được một lượng cổ phần công ty. Aston Martin cũng thay thế chiếc xe hơi song Ive mua chiếc Bentley mới.

4. Ám ảnh với những thứ “chạm” được

Người đàn ông đứng sau iPhone, iPad khởi nghiệp thiết kế bằng cách thêm vào “yếu tố vớ vẩn” cho sản phẩm của mình. Những sản phẩm đầu tiên của Ive gây ấn tượng bằng một số chi tiết nhỏ khiến chủ nhân muốn “nghịch” với chúng. Ví dụ, mẫu iPad ban đầu của Apple (Newton MessagePad) có chiếc bút cảm ứng mà người dùng yêu thích.

5. Nhóm thiết kế từ giữa những năm 1990 của Ive không thay đổi nhiều

Đội thiết kế của Apple đã tồn tại trước khi Steve Jobs quay trở lại công ty và vẫn còn đó đến nay. Nhóm gồm 20 nhà thiết kế làm việc trong những studio bảo mật nghiêm ngặt tại trụ sở Apple, California, Mỹ.

Phần lớn nhà thiết kế đều sống tại San Francisco và được hưởng nhiều bổng lộc, ưu đãi. Không chỉ có mức lương cao hơn hẳn đồng nghiệp, họ còn được “ngồi” trên đống cổ phiếu giá trị của Apple.

Theo BI

Du Lam

Nguồn: Ictnews.vn