Hơn 20 năm sống trong cảnh quy hoạch treo, hàng ngàn hộ dân sinh sống tại vùng dự án dat nen long an khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh) đang đứng trước cơ hội được “giải thoát” khi dự án này sắp có chủ đầu tư mới.
Người thành phố, sống cảnh nông thôn

Mới đây, UBND TP.HCM duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa với tổng mức đầu tư khái toán là 29.922 tỷ đồng. Chủ đầu tư mới được dự đoán sẽ là tập đoàn Bitexco, đơn vị đã được thành phố giao thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 của dự án.

Thông tin này được xem là tín hiệu vui đối với hàng ngàn hộ dân sống trong vùng dự án cát tường phú nguyên. Suốt hơn 20 năm dự án bị “treo” , không ai hiểu hết những khó khăn mà người dân nơi đây phải chịu. Bán đảo Thanh Đa nằm ngay giữa trung tâm TP.HCM sôi động, từ năm 1992 nơi đây đã được thành phố quy hoạch để xây dựng khu đô thị sinh thái du lịch. Người dân kỳ vọng sẽ có thêm một đô thị phát triển, là địa điểm nghỉ ngơi, du lịch sinh thái của người dân thành phố. Thế nhưng, hơn 20 năm qua giấc mơ đó vẫn còn dang dở, nơi đây được ví như một vùng nông thôn giữa lòng thành phố.

Đến phường 28, quận Bình Thạnh nhiều người ngỡ ngàng với khung cảnh nơi đây. Chỉ cách nhau một khoảng cách ngắn nhưng một bên là những tòa nhà cao tầng, khu đô thị sôi động còn một bên là những đồng ruộng, bờ ao cùng những người nông dân đang hì hục với đồng nương. Những ngôi nhà của người dân ở đây cũng nhỏ bé, lụp xụp, nhiều căn chỉ tạm bợ bằng tôn, lá dừa.

Chỉ vào con đường nhỏ phía trước nhà du an cat tuong, Bà Năm, một người dân ở đây cho biết, con đường này chỉ mới được đổ bê tông vài năm trở lại đây, trước kia nó là con đường đất nhỏ, lầy lội mỗi khi trời mưa. Lúc trước, vùng này nhiều nơi không có đường vào, điện nước cũng chưa có. Khổ nhất là nhà cửa đã xuống cấp, chật chội muốn xây mới không được, sữa chưa thì phải đi xin xỏ rất khó khăn. Người dân vùng này xưa nay chỉ biết làm ruộng, chăn nuôi. Nhưng muốn dựng một căn chòi nhỏ nơi ao cá, làm cái chuồng để nuôi gà cũng khó. Có được một ngôi nhà sạch sẽ, thoải mái tưởng chừng rất đơn giản nhưng đó lại là mơ ước kéo dài hàng chục năm của người dân nơi đây.